Khoét thủng tường trại giam trong 7 ngày, che giấu bằng cơm trộn vữa

21:29 |
Chỉ một chiếc thìa nhôm mài thành được cả chìa khóa phòng giam, chỉ mấy phút ra ngoài “tắm nắng” nhặt được miếng sắt vụn khoét thủng cả tường;  thậm chí hàng ngày đái vào cùm để làm han gỉ sắt cưa cho dễ, có khi một chiếc cúc áo, hay chính bộ quần áo tù đang mặc cũng trở thành công cụ phạm tội… Trong những ngày bị giam giữ, những kẻ nuôi ý định vượt ngục đã nghĩ ra vô số mưu ma chước quỷ hết sức tinh vi và cực kỳ ranh mãnh ngoài sức tưởng tượng để tổ chức đào tẩu mà nếu không có những cuộc thực nghiệm điều tra thì khó có ai  thể tin được.
Sau nhiều ngày chuẩn bị, chỉ với một thanh sắt nhặt được trong lúc được ra “tắm nắng”, 3 đối tượng đã khoét vách và trốn khỏi Nhà tạm giam Công an tỉnh Lào Cai trong một đêm mưa gió.
                                    Nhân vật mới có biệt danh Hồng “bò”

Một buổi sáng khoảng giữa tháng 8 năm 2012, buồng giam tại khu vực T4, Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai đón tiếp một nhân vật mới có biệt danh Quách Tiến Hồng. Dù là người mới, nhưng các phạm nhân trong buồng đều biết tiếng của Hồng “bò”. Lý do đơn giản là trước khi được chuyển tới buồng giam ở khu T4, Hồng đã tham gia đánh chết một bạn tù ở khu T5. Hồng sinh năm 1981, khi còn ở ngoài xã hội làm bốc vác tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Mặc dù đã có vợ và con, nhưng với bản tính thích “trăng hoa” Quách Tiến Hồng vẫn thường tìm cách dụ dỗ những cô bé trẻ người non dạ. Nạn nhân mới nhất của Hồng là một cô bé mới 12 tuổi. Gia đình cô bé phát hiện tố cáo, Hồng bị Công an tỉnh Lào Cai khởi tố về tội Hiếp dâm trẻ em. Sau thời gian lẩn trốn tại Trung Quốc, khi vừa từ Hà Khẩu về đến Lào Cai thì Hồng bị bắt giữ. Trong khi bị giam giữ tại Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai để chờ xét xử, Hồng và một số đối tượng  khác đã đánh chết một bạn tù chỉ vì muốn “dạy dỗ lính mới” một bài học. Sau vụ này, Hồng bị khởi tố thêm tội danh giết người.
Với thành tích đáng nể như vậy nên khi “nhân vật mới” vừa bước vào cửa phòng giam, đám tù trong buồng đã tỏ vẻ kính nể, và tất cả đều suy tôn Hồng làm “đại bàng”. Sau khi tìm hiểu đám “ong ve” cùng buồng, có 2 nhân vật được Hồng ưu ái hơn những người khác là Nguyễn Văn Thuận (SN1988) và Chảo Láo Sì (SN 1976). Nguyễn Văn Thuận (còn gọi là Thuận Chisun) bị bắt về tội trộm cắp xe máy mặc dù còn ít tuổi nhưng Thuận lại có tiếng là một kẻ lưu manh đa mưu túc kế và nhiều thủ đoạn. Còn Chảo Láo Sì là người dân tộc thiểu số và phạm tội buôn bán trái phép chất ma túy. Sở dĩ Hồng “bò” có cuộc “thăm dò dư luận” và ưu ái 2 người này là vì trong đầu hắn đang lên một kế hoạch đặc biệt: trốn trại.
Kế hoạch đào tẩu

Trước tình cảnh án chồng án mà toàn án nặng, với một kẻ giang hồ như Hồng hắn thừa biết trước được thời gian thụ án mà mình phải chịu. Vì vậy mà lúc nào hắn cũng nung nấu ý định vượt ngục. Với sự khôn ngoan của Thuận, sẽ là người cùng lên kế hoạch trốn trại với Hồng, còn Sì vốn là người dân tộc, sống ở vùng rừng núi biên giới từ bé, lại rất thạo đường rừng trong những chuyến buôn ma túy nên chắc chắn sẽ là kẻ dẫn đường đắc lực.
Thống nhất về ý tưởng, cả bọn bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch của mình. Trong một lần được ra sân “tắm nắng”, Thuận lén lấy trộm được một miếng sắt dài bằng ngón tay rồi giấu trong người mang vào buồng giam. Bằng con mắt trộm cắp nhà nghề của Thuận, thì đây chính là chiếc “chìa khóa” để giúp chúng có thể thoát ra khỏi song sắt trại giam và bốn bức tường của nhà tù. Bọn chúng bàn với nhau sẽ dùng miếng sắt này mài nhọn rồi đục dần theo mạch vữa để khoét thủng tường nhà giam rồi trốn ra ngoài. Các phạm nhân trong buồng giam đều biết kế hoạch trốn trại của Hồng, Thuận và Sì, tuy nhiên không ai dám hé răng một lời vì Hồng đe dọa sẽ xử tới nơi tới chốn bất kỳ ai tiết lộ kế hoạch của chúng. Công việc đầu tiên của nhóm vượt ngục là mài nhọn thanh sắt kiếm được.
Sau nhiều lần suy tính, Thuận bàn bạc với cả nhóm thay vì chọn thời điểm ban đêm thì bọn chúng sẽ mài sắt vào ban ngày. Bởi ban đêm yên tĩnh tiếng mài sắt vang xa sẽ dễ bị phát hiện, còn ban ngày dẫu sao ồn ào cũng khó bị phát hiện hơn. Khi thanh sắt được mài sắc thì cũng là lúc công việc khoét vách bắt đầu. Thuận nghiên cứu kỹ buồng giam và phát hiện ra đoạn tường ở gần góc bể nước vừa ẩm, dễ khoét lại kín đáo nên sẽ bắt đầu từ vị trí này. Theo tính toán của Thuận, để đủ một người chui ra thì cần phải đục một lỗ có đường kính chừng hơn 40cm. Diện tích này tương đương với tầm 5 đến 6 viên gạch xây tường.
Để tránh sự phát hiện của cán bộ quản giáo, ban đầu Thuận và Hồng bàn nhau đóng đinh rồi treo chiếc chậu giặt quần áo để che đi giấu vết trên tường mà bọn chúng đã khoét. Tuy nhiên, để cẩn thận hơn cả bọn nghĩ cách phải hàn những đường mạch mà chúng vừa khoét được. Thuận nảy ra sáng kiến dùng cơm giã nhuyễn rồi nhào kỹ với số vữa lấy ra cho quánh lại rồi trát vào chỗ đường mạch đã khoét. Nếu là người bên ngoài phòng giam không biết được hành động của chúng, mà chỉ quan sát  bằng mắt thường sẽ rất khó để phát hiện ra dấu vết mà chúng đã tạo ra.
Hàng ngày tới bữa cơm, Hồng đều bắt các phạm nhân khác trong buồng giam bớt lại một phần cơm để chúng sử dụng vào mục đích này. Sau 4 ngày kiên trì đục, khoét viên gạch đầu tiên đã được nhấc ra khỏi tường. Và chỉ 2 ngày sau đó cả bọn đã khoét được một lỗ vừa cho một người chui qua. Sau mỗi buổi, các viên gạch đều được lắp lại như cũ và được ngụy trang bằng cơm vữa. Do tường của buồng giam được cấu tạo bằng 2 lớp cách âm, nên sau khi vượt qua lớp thứ nhất, Thuận và Hồng tiếp tục khoét lớp tường thứ 2. Lớp tường này đơn giản hơn vì không có lớp vữa trát ngoài nên chỉ việc đào theo các mạch vữa. Tuy nhiên, Thuận rất khôn ngoan, không đục thủng các lớp mạch này mà chỉ khoét sâu khoảng chừng 10cm thì dừng lại. Chính vì vậy bức tường phía ngoài buồng giam của các đối tượng này không có gì khác lạ và các cán bộ quản giáo trong lúc tuần tra không thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường.
Cuộc trốn trại trong đêm mưa

Để chuẩn bị cho ngày vượt trại, bọn chúng tính toán hết sức kỹ lưỡng vì xác định chỉ một sơ hở dù là nhỏ nhất cũng sẽ bị phát hiện và trở thành công cốc. Lợi dụng những lúc được ra ngoài thăm nuôi, Thuận đảo mắt quan sát rất kỹ địa hình xung quanh Nhà tạm giam của Công an tỉnh Lào Cai. Ước chừng bức tường bảo vệ quanh Trại tạm giam cao chừng 5m, muốn qua được thì bắt buộc cần phải có thang. Một lần nữa sự tinh ranh của tên trộm chuyên nghiệp đã phát huy tác dụng. Thuận phát hiện ra ở chòi canh của những khu giam đều có những tấm cửa sổ, khi thoát ra ngoài, buộc những tấm cửa này vào với nhau thì sẽ tạo thành một chiếc thang có thể vượt qua bức tường rào.
Trong quá trình Thuận và Hồng khoét ngách tường, bọn chúng đã giao cho Chảo Láo Sì xé quần áo để tết thành những sợi dây chắc chắn. Sì là người dân tộc vốn biết nghề vặn thừng, nên công việc này với gã chẳng mấy khó khăn. Những bộ quần áo bí mật xé ra đều được Sì biến thành những sợi dây chão rất chắc chắn.
Khi công việc khoét vách và bện dây đã hoàn thành, việc còn lại chỉ là chờ thời cơ để hành động. Đêm ngày 4-9-2012, trời bỗng nổi giông, mưa như trút nước, kế hoạch đã hoàn hảo đến từng chi tiết. Bọn chúng bắt đầu hành động. Những viên gạch của bức tường thứ nhất được chúng dỡ ra một cách nhẹ nhàng, tới bức tường thứ 2 chỉ cần đạp nhẹ là đã lộ ra khoảng trống vừa một người chui qua. Hồng, Thuận và Sì lần lượt chui qua lỗ hổng không quên mang theo chăn và sợi dây chão được bện từ quần áo. Qua được khoảng sân khu nhà tạm giam cả bọn lập tức dỡ 4 cánh cửa của chòi canh (chòi canh này chỉ có cán bộ trực ban vào ban ngày) rồi buộc lại thành chiếc thang để vượt qua bức tường. Khi leo đến đỉnh tường, Thuận dùng chiếc chăn mang theo phủ lên hàng dào dây thép gai, sau đó dùng dây chão buộc vào trụ sắt rồi vượt ra ngoài, lần lượt Hồng và Sì cũng ra sau theo Thuận. Sau khi đã vượt qua rào thành công, với kinh nghiệm gần chục năm cắt rừng xuyên núi, chỉ chưa đầy 3 tiếng sau Sì đã dẫn đường cho cả bọn ra tới biên giới Việt – Trung. Hồng và Thuận cùng trốn qua bên kia biên giới còn Sỳ thì trốn theo một hướng khác.
Sự việc các đối tượng trốn trại chỉ được phát hiện khi tổ tuần tra của Trại tạm giam công an tỉnh Lào Cai phát hiện có chiếc thang tự chế dựng ở cạnh bức tường rào. Danh tính các đối tượng trốn trại ngay sau đó đã được xác định từ lỗ thủng ở buồng giam khu vực T4. Lúc này lệnh báo động toàn khu trại tạm giam được phát ra. Tuy nhiên cả 3 đối tượng đã có đủ thời gian để cao chạy xa bay.
Truy bắt

Việc 3 đối tượng nguy hiểm trốn thoát khỏi Trạm tạm giam là một vụ chấn động đối với Công an tỉnh Lào Cai. Ban Giám đốc Công an tỉnh đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp hạ quyết tâm phải truy bắt bằng được các đối tượng này. Ngay lập tức 3 chuyên án mang bí số 912H, 912S và 912T được xác lập để bắt giữ 3 đối tượng đã trốn trại. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của một đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh, nhiệm vụ được phân công cho Phòng Cảnh sát hình sự sẽ truy bắt đối tượng Quách Tiến Hồng, Phòng cảnh sát truy nã tội phạm sẽ truy bắt Nguyễn Xuân Thuận, còn việc truy tìm đối tượng Nguyễn Xuân Thuận được giao cho Đội Cảnh sát Bảo vệ thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai.
Trong 3 đối tượng chạy trốn khỏi Trại tạm giam Công an tỉnh Lào Cai đêm ngày 4-9-2013, kẻ bị bắt lại đầu tiên là Chảo Láo Sì. Mặc dù nhận định, sau khi trốn trại Sì rất có thể sẽ bỏ trốn về nhà tại thôn Cán Tỷ, xã Bản Sèo huyện Bát Sát. Tuy nhiên một phần do địa hình ở đây phức tạp, phần khác do gia đình của Sì che giấu hắn khá kỹ nên dù đã có thông tin nhưng các trinh sát vẫn không thể tiếp cận được hắn. Phải cho đến ngày 18-11-2012 từ nguồn tin cơ sở cho biết Sì đã quay về nhà, phương án bắt đối tượng được triển khai ngay trong đêm. Các trinh sát đã ập vào nhà bắt giữ đối tượng khi hắn đang ngủ cùng với khẩu súng ở bên cạnh. Đối với Quách Tiến Hồng, sau khi trốn sang được Trung Quốc, nhờ có các mối quan hệ sẵn có trước đây Hồng xin vào làm việc ở trong một trang trại trồng chuối rồi sau đó bỏ ra làm thuê ở ngoài. Công an tỉnh Lào Cai đã có công văn gửi Cục Công an huyện Hà Khẩu (Vân Nam – Trung Quốc) nhằm phối hợp để bắt giữ Quách Tiến Hồng. Ngày 19-12-2012, Cục Cảnh sát Hà Khẩu đã bắt giữ được Quách Tiến Hồng và bàn giao lại cho Công an Lào Cai. Với Nguyễn Xuân Thuận, do Thuận là đối tượng khôn ngoan nên phải cho đến tận đầu tháng 1 năm 2013, các trinh sát mới có được thông tin Thuận đang làm thuê tại Hà Nội. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, nơi lẩn trốn của Thuận ở tại khu vực phường Mai Động, quận Hoàng Mai đã bị phát hiện. Thuận bị bắt giữ và di lý về Lào Cai ngay trong đêm ngày 18 rạng sáng ngày 19-1-2013. Như vậy là sau hơn 4 tháng, chuyên án truy tìm những kẻ trốn trại mới kết thúc, khép một trong những cuộc truy tìm được coi là lớn nhất trong lịch sử của Công an tỉnh Lào Cai.
Theo ANTD

Read more…

Chùm Ảnh: Đèo An Khê Bị Sạt Lỡ Gây Ách Tắc Giao Thông

23:46 |
Trận mưa lớn vào ngày hôm qua 15/11 đã làm 1 số tuyến đường trên địa bàn An Khê bị ngập chìm trong nước lũ.Đoạn đường qua đèo An Khê bị sạt lỡ gây ách tắc giao thông.Hiện đang được khắc phục để các phương tiện có thể lưu thông và đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện
Xe đi lại khó khăn - Ảnh TrangProductions
Sạt lỡ đất,cây ngã ra đường - Ảnh TrangProductions
Cây gãy đỗ ra đường - Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
Cây gãy - Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
Ảnh TrangProductions
Khắc phục đoạn đường bị sạt lở - Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
Đường ống nước bị vỡ - Ảnh TrangProductions
Sat lở đât - Ảnh TrangProductions
Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions
 Ảnh TrangProductions

Read more…

Xôn xao vụ người dân vây đốt xe cảnh sát giao thông

20:02 |

Lúc 14 giờ chiều nay 15.11, trao đổi với PV Thanh Niên Online, thượng tá Nguyễn Văn Loan – Trưởng Công an huyện Tánh Linh (Bình Thuận) – đã nói rõ vụ việc người dân vây đốt xe cảnh sát giao thông (CSGT) vào tối 14.11.

                                                                     Chiếc xe bị thiêu rụi

Kính trước xe CSGT bị vỡ
 Ngay sau khi vụ việc xảy ra, hàng trăm người dân quá khích đã la hét, bao vây xe cảnh sát, đập vỡ kính, rồi đến khoảng 21 giờ thì đốt cả xe công vụ, đánh cả công an. Nếu công an có gì sai phạm chúng tôi cũng sẽ xử lý ngay thôi
Thượng tá Nguyễn Văn Loan, Trưởng Công an huyện Tánh Linh nói
Thượng tá Nguyễn Văn Loan cho biết vào lúc 19 giờ tối 14.11, tổ công tác của công an huyện do trung tá Cao Xuân Thanh làm ca trưởng, trên đường tuần tra (đường 730 Tánh Linh, Đức Linh) phát hiện một thanh niên đi xe gắn máy chở hai phụ nữ phía sau. Cả ba không đội mũ bảo hiểm. Khi CSGT dừng xe thì người thanh niên này không chấp hành và bỏ chạy vào phía đường đất thuộc thôn 5 xã Gia An (Tánh Linh, Bình Thuận). Lập tức, chiếc xe môtô do một CSGT lái (chở theo trung úy Nguyễn Ngọc Tuấn, cảnh sát hành chính) đuổi theo, đến ngã tư thôn 5 thì chiếc xe của thanh niên chở hai cô gái phía sau bị ngã xuống một cái cống ven đường.
Cũng theo thượng tá Loan, người thanh niên “giả vờ nằm xuống cống im lìm, không có thương tích”.
Ông Loan nói tiếp: “Một người dân nhà gần đó, mà sau này chúng tôi biết tên Đinh Văn Lê la lên là công an đánh dân. Sau đó nhiều người dân gần đó, chủ yếu là các đối tượng đã uống rượu lao ra đường bao vây nơi anh thanh niên ngã. Chính anh Lê đã không cho công an đưa thanh niên này đi cấp cứu”, Trưởng Công an huyện Tánh Linh kể.
Trưa nay, thanh niên này đang nằm điều trị ở Bệnh viện đa khoa Nam Bình Thuận, tên là Hồ Ngọc Khoa (20 tuổi, thôn 7, xã Gia An, huyện Tánh Linh, Bình Thuận).

Hồ Ngọc Khoa (nằm) và cha tại bệnh viện đa khoa Nam Bình Thuận trưa 15.11
Trả lời Thanh Niên Online, bác sĩ Hồ Phi Long, Giám đốc Bệnh viện đa khoa Nam Bình Thuận, cho biết Khoa bị trầy xước tay, chấn thương nhẹ ở lưng, hiện chưa phát hiện gì thêm, chúng tôi đang theo dõi tiếp…
Bác sĩ Long cho biết “nồng độ cồn trong máu của Khoa rất cao”.
Về trách nhiệm của các cán bộ chiến sĩ công an làm nhiệm vụ, thượng tá Nguyễn Văn Loan cho biết: “Chúng tôi đã yêu cầu Ca trưởng viết báo cáo, cả 8 cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ tối 14.11 đã viết giải trình. Hiện chưa phát hiện sai sót gì của các cán bộ này”.
Theo ông Loan, trong số những người dân quá khích bao vây hiện trường tối qua có nhiều người uống rượu. Trong đó có cả các đối tượng cờ bạc. Họ đã đập vỡ kính xe ô tô CSGT, đánh công an và đốt cháy chiếc xe công vụ 49 triệu đồng (tính theo giá hiện tại). Chúng tôi đang rà soát và sàng lọc những người gây rối để xử lý theo pháp luật.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, Bí thư Đảng ủy xã Gia An, ông Hồ Văn Thành, cho biết ngay sau khi xảy ra sự việc, đích thân ông trực tiếp xuống hiện trường giải quyết. “Hàng trăm người dân bao vây la lối. Tôi phải chỉ đạo anh em kéo dây, bóng điện chiếu sáng đến hiện trường để bảo vệ”, ông Thành nói.
Về việc trung úy Nguyễn Ngọc Tuấn bị một người dân “bắt” lại làm “con tin”, ông Thành cho biết: Sát hiện trường là nhà ông Nguyễn Văn Nam. Tôi thấy ông này lấy cuốn vở ra yêu cầu anh Tuấn viết là “đã đánh dân” rồi mới cho đi. Tôi giải thích chuyện đâu còn đó, phải cho anh Tuấn ra khỏi hiện trường ngay. Sau đó, ông Nam mới chịu cho trung úy Tuấn ra khỏi nhà mình”.

Người dân còn tụ tập sáng nay tại hiện trường

Xe CSGT bị vỡ kính
Trong khi đó, có mặt tại nhà ông Đinh Văn Lê vào lúc 10 giờ sáng 15.11, PV Thanh Niên Online cùng các ban ngành (đại diện Ban chỉ huy Quân sự huyện, MTTQ huyện, Ban Dân vận, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ…) đã nghe ông Lê trình bày lại vụ việc.
Ông Lê nói: “Tôi tình cờ đi trên đường về nhà và gặp cảnh hai công an đuổi theo thanh niên chở hai cô gái. Người ta đã ngã xuống cống nằm im rồi mà công an còn lao vào đánh. Tôi lao đến kéo anh công an ra thì anh này đòi đánh cả tôi. Thấy vậy tôi la lên…”.

Đại diện ban ngành của huyện Tánh Linh đang nghe ông Lê kể lại sự việc - Ảnh: Quế Hà
Trao đổi với ông Hồ Ngọc Trung (53 tuổi, cha ruột của Hồ Ngọc Khoa), ông Trung nói ông không rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao chỉ thấy “Khoa bị đánh bầm dập tay, lưng tím bầm, hiện vẫn chưa có kết quả của bác sĩ nên chưa biết thương tật của Khoa ra sao”.
Theo Thanh Nien

 

Read more…

8 người chết, hàng nghìn nhà bị ngập vì áp thấp nhiệt đới

17:58 |

Bão 15 nhanh chóng giảm cấp khi vào đất liền, nhưng hoàn lưu áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn, nước lũ lên nhanh ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, khiến 8 người chết, giao thông chia cắt và hàng nghìn ngôi nhà bị nhấn chìm.

Tại Bình Định, do nước lũ lên nhanh và bất ngờ, sáng 15/11, trong lúc đi thả bò, anh Trần Thanh Giản, 17 tuổi, ở thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân) bị nước lũ bất ngờ đổ về, cuốn trôi. Đến 10h, người dân và chính quyền địa phương mới vớt được xác nạn nhân. Tính đến 21h ngày 15/11, Bình Định có thêm 3 người chết nâng số người tử vong ở tỉnh này do áp thấp lên 4.
Mưa lớn, lũ lên nhanh khiến các địa phương ở  Bình Định ngập trong biển nước và người dân không kịp trở tay. Toàn huyện Hoài Ân có đến 2.313 nhà dân bị ngập nước. Mưa lũ cũng làm sạt lở và ngập đường tránh trên tuyến tỉnh lộ ĐT 638 khiến giao thông bị ách tắc, hơn 2.000 hộ dân bị nước lũ chia cắt.
               Nước lũ dâng cao tận nóc nhà ở khu vực Diêu Trì. Ảnh: Văn Minh
Các huyện vùng miền núi và trung du gồm Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Hoài Ân, An Lão đều ngập sâu trong biển nước. Còn các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn lũ lớn đã chia cắt nhiều vùng trũng tại địa phương. Tại huyện Vĩnh Thạnh, lũ lớn làm sạt lở nhiều tuyến đường. Trong đó tuyến đường từ xã Vĩnh Kim đến Vĩnh Sơn không đi lại được vì bị sạt lở nặng và bị ngập nước. Làng O3, xã Vĩnh Kim bị nước cô lập hoàn toàn, trong đó 3 ngôi nhà bị sập.
Tình trạng tương tự xảy ra ở các huyện miền biển như Tuy Phước, Hoài Nhơn. Nước lũ còn cô lập 100 hộ dân ở thôn Cảnh An, xã Phước Thanh và hơn 20 hộ dân thôn Luật Lễ, thị trấn Diêu Trì. Tại Tuy Phước, nước từ thượng nguồn đổ về nhanh và mạnh làm cho một số đoạn đê sông Hà Thanh khu vực dưới cầu Diêu Trì bị vỡ. Nước tràn mỗi lúc một cao, nhấn chìm hệ thống đường ray khu vực ga Diêu Trì (thị trấn Diêu Trì) làm tuyến đường sắt Bắc Nam hướng vào tỉnh Phú Yên bị tê liệt.
"Do ảnh hưởng của mưa lũ, hiện đã có 3 đoàn tàu mang số hiệu SE21, SE1, TN1 phải dừng tại ga. Ga Diêu Trì không bị ngập lụt, song tuyến đường sắt Bắc Nam đoạn qua xã Canh Vinh (huyện Vân Canh, Bình Định) bị hư hỏng, ngập nước phải chờ khắc phục. Khi thông đường các đoàn tàu mới có thể hoạt động", ông Lê Đình Thọ, Trưởng ga Diêu Trì cho biết.
Nước lũ cũng làm Quốc lộ 19 từ huyện Tây Sơn đi TP Quy Nhơn và các huyện bị chia cắt nhiều đoạn. Lực lượng chức năng phải lập chốt chặn, phong tỏa việc đi lại bằng phương tiện vận tải thô sơ và xe máy. Hiện mực nước lũ ở sông Kôn đạt đỉnh, tương đương với lũ lịch sử năm 1999. Nội thành Quy Nhơn tối nay vẫn chìm trong cơn mưa lớn, với một số khu vực như Phú Tài, Nhơn Bình, Nhơn Phú bị ngập sâu.
ngai-5968-1384514727.jpg
Nước bất ngờ dâng cao khiến 25.000 người dân Quảng Ngãi phải chạy lũ. Ảnh: Trí Tín
Tại Quảng Ngãi, sáng nay áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn kèm lốc xoáy bất ngờ đã hất văng em Vương Thị Thu Thủy, học sinh lớp 5C, trường tiểu học Nghĩa Hành (huyện Nghĩa Hành) đang trên đường đi học xuống vực khiến em bị chết đuối.
Lũ tràn về khiến nhiều khu vực ở địa phương này đang bị cô lập, 25.000 người đã phải chạy lũ. Nhiều tuyến đường, khu dân cư ở các xã Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Thủy, Sơn Kỳ, Sơn Ba của huyện miền núi Sơn Hà bị ngập khiến 3.000 học sinh ở đây phải nghỉ học để đảm bảo an toàn. Ở huyện miền núi Ba Tơ, nước lũ gây ngập sâu, cô lập 6 hộ dân ở thôn Mang Đen, xã Ba Vì. Còn tại huyện Sơn Tây, mưa gió lớn tiếp tục gây sạt lở núi nghiêm trọng, tắc nghẽn giao thông trên nhiều tuyến đường từ trung tâm huyện về các xã.      
Tại Quảng Nam, tối 15/11 xảy ra mưa lớn, mực nước đổ về hồ thủy điện Sông Tranh 2 lớn nhất kể từ khi xảy ra các sự cố chống thấm, đã qua ngưỡng tràn và đang xả xuống hạ du. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh cho biết, đến chiều 15/11, trên địa bàn tỉnh có mưa lớn với lượng phổ biến từ 100 mm – 150 mm. Theo dự báo, Quảng Nam còn có mưa to đến rất to, mực nước các sông Vu Gia, Thu Bồn có khả năng lên mức báo động 2, 3 và trên báo động 3 vào đêm nay và sáng mai.
dl-2704-1384518957.jpg
Mưa lũ làm nhiều tuyến đường tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam ngập nặng vào chiều tối 15/11. Ảnh: Thu Bồn
Theo ông Huỳnh Ngọc Thiệu, Phó Ban chỉ huy Phòng chống giảm nhẹ thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Bắc Trà My, hiện lượng nước đổ về hồ Sông Tranh 2 lớn nhất từ khi xảy ra các biến cố thấm, nước chảy xối xả ra phía hạ lưu tại đập chính thủy điện này.
Phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc Phan Đức Tính cho biết, mực nước trên sông Vu Gia đã vượt mức báo động 3, nước đang lên nhanh do mưa lớn cộng với các thủy điện đồng loạt xả lũ, dự kiến mực nước sẽ lên cao vào đêm nay và ngày mai. Chính quyền huyện Đại Lộc đang tiến hành công tác sơ tán dân. Hiện một số tuyến đường tại thị trấn Ái Nghĩa nước chảy tràn qua rất mạnh. Nhiều nhà dân vùng thấp trũng của các xã Đại Hưng, Đại Lãnh và thị trấn Ái Nghĩa nước cũng tràn vào nhà.
Tại Gia Lai, mưa lớn từ đêm qua làm nước ở các sông suối dâng cao. Khoảng 5h30 sáng nay, 2 cô giáo đang trên đường đi dạy khi đi đến ngầm tràn qua suối Tà Nang ở thôn 10, xã Đông, huyện Kbang đã bị nước cuốn trôi. Hiện thi thể một người đã được tìm thấy.        
phu-yen-4418-1384514727.jpg
Nước sông Kỳ Lộ dâng cao gần ngập cầu La Hai. Ảnh: Chí Phan
Cũng bị mưa lớn kéo dài từ tối qua và suốt hôm nay, hầu hết các tuyến đường trong TP Huế (Thừa Thiên - Huế) cùng nhiều huyện bị ngập nặng. Công chức tan sở, học sinh, sinh viên tan trường… phải bì bõm lội nước về nhà. Mưa lớn tạo thành dòng chảy xiết trên đường. Hầu hết xe máy qua lại trên mọi tuyến đường đều bị ngập nửa xe và chết máy, giao thông bị ngưng trệ. Nhiều ôtô xếp hàng kẹt cứng trên các tuyến đường An Dương Vương, Nguyễn Huệ...
Đến khoảng 18h, nước đã tràn vào nhà, người dân phải kê dọn đồ đạc lên cao và chạy lũ. Tại các phòng trọ nước đã tràn vào phòng hơn 1m, xe máy, xe đạp và đồ đạc cũng được sinh viên kê lên cao đề phòng nước tiếp tục dâng.
21h, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế tiếp tục có mưa lớn. Nước đã tràn vào nhiều nhà dân và khu nhà trọ của sinh viên. Việc đi lại khó khăn. Nhiều người lo sợ nước sẽ tiếp tục dâng cao trong đêm nên chuyển đồ đạc tới những nơi cao ráo và di tản đến những nhà cao hơn lánh tạm.
Tại nhiều huyện như Quảng Điền, thị xã Hương Trà… nước cũng đã vào đến nhà người dân. UBND huyện Quảng Điền đã huy động nhân lực và sử dụng hơn 2.500 bao tải, 60 rọ thép 1m2 để gia cố xử lý chống sạt lở đê Nho Lâm Nghĩa Lộ.
Anh-ngap-lut-o-Hue-10-9202-1384523809.jp
Mưa lớn đang tiếp diễn và làm nhiều tuyến đường, khu dân cư ở Thừa Thiên - Huế ngập nặng. Ảnh: Trần Văn
Tại Phú Yên, hàng nghìn người dân cũng đang chạy đua với nước lũ do mưa lớn, nước sông lên nhanh gây ngập nhiều nơi. Tại huyện Đồng Xuân, nước sông Kỳ Lộ dâng cao làm ngập cầu La Hai trên 1m, hàng trăm người qua lại phải đi trên đường sắt. Xe buýt, xe tải nằm kẹt hai bên đầu cầu.
Cũng do nước lũ lên nhanh nên cầu Suối Tía (xã Xuân Phước) ngập sâu trên 1m, hàng nghìn học sinh ở các trường tiểu học, THCS xã Xuân Phước và Xuân Quang 3 phải nghỉ học. Khu vực Cầu Chùa (xã Xuân Sơn Nam, Đồng Xuân), nước ngập sâu gần 1m và vẫn tiếp tục lên cao, người dân sống gần khu vực này phải cơi nới tủ bàn, đồng thời vận chuyển các vật dụng ti vi, tủ lạnh chạy vào Xóm Gò (Xuân Sơn Nam) tránh lũ.
Tại huyện Tuy An, đoạn cầu Cây Cam từ xã An Định đi xã An Nghiệp, nước ngập sâu trên 0,5m. Riêng tuyến đường từ ĐT 641 đi qua thôn Định Trung 2 (xã An Định), nước lũ ngập sâu gần 1m. Nước chảy xiết cũng đã làm vỡ bờ bao Suối Tre, xã Xuân Thọ 2 (thị xã Sông Cầu), nhiều nhà dân cạnh khu vực này bị nước lũ cuốn đất đá, cát bồi lấp vào nhà. Chính quyền xã này cho biết đã có 2 ngôi nhà bị xiêu vẹo.
Ngoài ra, cơn mưa lớn từ đêm qua cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sạt lở nhiều nơi. Khoảng 6h30, một khối đá nặng hàng tấn từ trên núi bất ngờ đổ xuống đường ray xe lửa khi đoàn tàu chở gần 500 người đang lao tới. Tàu không kịp dừng đã khiến phần đầu máy nặng hàng chục tấn đâm vào đá, trật bánh khỏi đường ray. Rất may toàn bộ hành khách, lái tàu, nhân viên phục vụ đều an toàn. Tuy nhiên, giao thông đường sắt đã bị ách tắc nhiều giờ.
Tại thị xã Sông Cầu, đến 17h ngày 15/11, 209 hộ dân với hơn 770 người ở những vùng trũng thấp, ven sông, vùng bị sạt lở bị lũ đe dọa ở đã được sơ tán đến nơi an toàn. Ngoài ra, hơn 2.600 phương tiện tàu cá được neo đậu ở những vị trí theo quy định; 8.000 lồng nuôi trồng thủy sản được thả sát đáy; 865 bè với hơn 6.000 lồng nổi và hơn 3.500 lồng nuôi cá mú được neo đậu theo đúng phương án triển khai.
“Mưa to gió lớn kết hợp với thủy triều lên đã làm cho nhiều khu vực trên địa bàn thị xã Sông Cầu bị cô lập chia cắt từ sáng 15/11 như Xuân Lâm, Xuân Lộc, Xuân Phú…”, ông Đỗ Văn Chính, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ huy PCLB-TKCN thị xã Sông Cầu cho biết.
Cũng theo ông Chính, sáng cùng ngày, có một người mất tích hiện vẫn chưa tìm thấy là ông Đỗ Văn Lanh ở thôn Từ Nham (xã Xuân Thịnh). Ông Lanh khi đưa tàu cá vào bờ thì bị sóng đánh chìm, cuốn theo dòng nước. Ngoài ra, còn có 4 tàu cá khác của các ông Nguyễn Văn Ký (thôn Hòa Hiệp, xã Xuân Thịnh), Ngô Thanh Bình, Võ Văn Đầy và Huỳnh Đức Tốt (phường Xuân Thành) bị sóng đánh chìm, hư hỏng nặng.
Phu-Tai-trong-bien-nuoc-3796-1384526542.
Nước lũ lên nhanh nhấn chìm hàng nghìn căn nhà. Ảnh: Minh Thùy
Trước tình trạng lũ trên các sông Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đang lên rất nhanh khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo các tỉnh này cùng bộ, ngành chủ động, ứng phó kịp thời những sự cố do mưa lũ gây ra.
Trong công văn hỏa tốc lúc 19h ngày 15/11, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn (Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương) yêu cầu Ban chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và Tây Nguyên tập trung mọi lực lượng, tổ chức sơ tán nhân dân ở các vùng trũng, thấp, vùng ven sông suối, vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét để đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Đồng thời, huy động lực lượng kiểm soát chặt chẽ giao thông tại những khu vực bị ngập sâu, các bến đò, ngầm qua suối để hướng dẫn người dân, phương tiện qua lại đảm bảo an toàn, đặc biệt là nghiêm cấm việc vớt cũi khi có lũ. Bên cạnh đó, các tỉnh phải phối hợp vận hành các hồ chứa thủy điện, thủy lợi để đảm bảo an toàn công trình và cắt giảm lũ cho hạ lưu.
Công văn hỏa tốc của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cũng yêu cầu các Bộ Công thương, Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo vận hành đảm bảo an toàn hồ thủy điện, thủy lợi kết hợp giảm lũ cho hạ du khi điều kiện cho phép. Bộ Quốc phòng được giao chỉ đạo triển khai các lực lượng hỗ trợ các địa phương sơ tán nhân dân, duy trì lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng ứng cầu khi có yêu cầu.
Bộ Công an và Giao thông Vận tải cũng được đề nghị chỉ đạo, kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đảm bảo an toàn trật tự trị an trong khu vực xảy ra lũ lớn, đồng thời chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục sự cố giao thông.
Nhóm phóng viên
                                                                                                                                     vnexpress.net

 

Read more…

Bình Định bị lũ lớn chưa từng có

17:54 |

Sáng 15.11, hồ Định Bình (huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định) xả lũ với lưu lượng 1.576 m3/s cộng với lượng mưa lớn khiến nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Định lần đầu tiên bị ngập lụt.

                        Suối Cát bị sạt lở khiến một trụ điện cao thế tại xã Tây Thuận bị ngã Sáng 15.11, nhiều người dân ở các xã Tây Giang, Tây Thuận (huyện Tây Sơn) gọi điện đến các cơ quan chức năng cầu cứu. Theo người dân, lũ lớn nhanh và quá bất ngờ nên nhiều gia đình không kịp trở tay. Trụ điện cao thế tại thôn Trung Sơn, xã Tây Thuận nằm sát suối Cát bị ngã gây mất điện nhiều khu vực huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh. Cầu bắt qua Suối Cát, vốn đầu tư xây dựng hơn 2,5 tỉ đồng, vừa được khánh thành vào giữa năm 2012 cũng bị lũ cuốn trôi.
Đến trưa cùng ngày, nhiều nơi trên Quốc lộ 19 bị ngập, giao thông bị chia cắt. Đặc biệt, nhiều khu vực tại thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) lần đầu tiên bị ngập lụt.
Theo ông Nguyễn Chí Quang, Chánh văn phòng UBND huyện Tây Sơn, cho biết trên địa bàn đã có 2 người chết do lũ gây ra. Đó là trường hợp anh Trần Văn Sang (40 tuổi, ở khối Hòa Lạc, thị trấn Phú Phong) chết khi di chuyển tài sản tránh lũ ven sông Côn. Trường hợp còn lại là chị Đỗ Thị Kim Loan (33 tuổi, ở thôn Thuận Truyền, xã Bình Thuận) chết đuối tại kênh Vân Phong.
Ngoài ra, huyện Tây Sơn còn có nhiều khu vực tại thị trấn Phú Phong và các xã Bình Thành, Tây Giang, Tây Thuận, Tây Phú... đã bị lũ chia cắt. Ngày 15.11, nhiều khu vực tại huyện Tây Sơn đã bị mất điện.
Ông Nguyễn Chí Quang cho biết: “Nước lũ năm nay lớn bất thường do mưa lớn và hồ Đình Bình xả lũ. Đây cũng là lần đầu tiên có lũ lớn nên người dân trong huyện rất lúng tung đối phó. Đến chiều 15.11 nước vẫn tiếp tục dâng cao nên UBND huyện phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh tiến hành sơ tán dân và điều ca nô, lực lượng công an, quân sự đến các khu vực bị có lũ để cứu hộ, cứu nạn và tiếp tế mì tôm, nước uống cho dân”.
Theo ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy Phước (Bình Định), đến trưa 15.11, nước lũ đổ về nhanh và mạnh làm cho một số đoạn đê sông Hà Thanh khu vực dưới cầu Diêu Trì bị vỡ, 100 hộ dân ở thôn Cảnh An, xã Phước Thanh và hơn 20 hộ dân thôn Luật Lễ, thị trấn Diêu Trì bị lũ cô lập. “Chúng tôi đang huy động cả lực lượng công an, quân đội di dời dân khẩn trương trong chiều và tối ngày 15.11”, ông Bay nói.
Tại huyện Hoài Ân, sáng 15.11, em Trần Thế Giảng (17 tuổi, thôn Nghĩa Điền, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân) khi bơi qua sông Kim Sơn (địa bàn xã Ân Nghĩa) đã bị nước cuốn trôi, mất tích.
Đến chiều 15.11, huyện Hoài Ân có 1.500 căn nhà bị ngập nước, 128 đập bổi, đập tạm bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, 7 đập dâng kiên cố của 3 xã vùng cao Đăk Mang, Bok Tới, An Sơn bị sạt lỡ, bồi lấp... Tổng giá trị thiệt hại ban đầu ước tính 2,5 tỉ đồng .
Tại huyện Vĩnh Thạnh mưa lũ lớn đã làm sạt lở nhiều điểm trên tuyến đường liên huyện, trong đó tuyến đường từ xã Vĩnh Kim đến Vĩnh Sơn không đi lại được vì bị sạt lở nặng và bị ngập nước. Làng O3, xã Vĩnh Kim bị nước cô lập hoàn toàn, trong đó 3 căn nhà bị sập.
Còn ở huyện Vân Canh, mưa lũ đã làm sạt lở và ngập đường tránh trên tuyến tỉnh lộ ĐT 638, thuộc địa bàn xã Canh Vinh, khiến cho giao thông bị ách tắc. Nước lũ cũng đã cô lập thôn hơn 2.000 hộ dân. Tuyến đường ĐT 638 từ Diêu Trì (Tuy Phước) lên Vân Canh bị nước lũ làm sạt lở và ngập nước, gây ách tắc giao thông. Đến chiếu 15.11, trên địa bàn huyện có một trường hợp bị mất tích do lũ, nạn nhân tên Điền, 28 tuổi, ở thôn An Long 1, xã Canh Vinh.
Còn tại huyện Hoài Nhơn, nước lũ từ sống Lại Giang dâng cao, vào lúc 15 giờ 30 phút chiều 15.11, mực nước sông Lại Giang đo được 7,49m, trên báo động 2 là 0,49m. Một số tuyến đường liên xã bị chia cắt hoàn toàn như: Hoài Đức - Hoài Mỹ, Hoài Xuân - Hoài Hương, Tam Quan - Hoài Châu. Hơn 100 hộ dân ở các xã Hoài Đức, Hoài Xuân, Hoài Sơn, thị trấn Bồng Sơn bị ngập.
Tại thành phố Quy Nhơn, chiều 15.11, nước lũ đổ về đã chia cắt phường Nhơn Bình, phường Nhơn Phú. Nhiều hộ dân bị nước lũ tràn vào nhà. Đoạn đường Hùng Vương từ ngã ba Ông Thọ đến cầu chợ Dinh bị ngập sâu, phương tiện xe máy không thể lưu thông được…
Sau đây là các ảnh do phóng viên Thanh Niên Online ghi lại tại huyện Tây Sơn sáng nay:

Bến Trường Trầu ở thị trấn Phú Phong bị chìm trong lũ

Nhà dân ở thị trấn Phú Phong nằm sát sông Côn bị lũ chia cắt

Thị trấn Phú Phong lần đầu tiên chạy lũ

Một nhà dân ở thị trấn Phú Phong bị ngập lũ

Tuyến QL 19, đoạn qua thị trấn Phú Phong bị lũ chia cắt
Tin, ảnh: Hoàng Trọng

 

Read more…

Xác định danh tính 2 cô giáo bị lũ cuốn trôi ở Kbang - Gia Lai

06:08 |
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực tìm kiếm thi thể còn lại trong vụ cô giáo bị lũ cuốn trôi ở Kbang - Gia Lai.
Đến 17h ngày 15/11, cơ quan chức năng đã xác định được danh tính 2 cô giáo. Theo bà Hoàng Thị Quế - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kbang, Gia Lai, 2 cô giáo bị nước lũ cuốn trôi là Nguyễn Thị Hằng Nga (sinh năm 1991, giáo viên của trường Mẫu giáo Kông Lơng Khơng) và cô Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1980, giáo viên trường Tiểu học Kông Lơng Khơng).


Ảnh minh họa
                        Đường vào trung tâm huyện Kbang bị nước lũ chia cắt (Ảnh: An Diên)
 Theo lời kể của một số nhân chứng, khi cô Yến đi qua ngầm tràn thì gặp nước lớn làm ngã cả người và xe.
Thấy đồng nghiệp gặp nạn, cô Nga để xe máy ở bờ suối ra cứu đồng nghiệp. Đúng lúc đó, nước lũ từ thượng nguồn đổ về dữ dội, cuốn theo chiếc xe máy và cả 2 cô giáo.
Cô Nga đã được người dân vớt lên và đưa tới bệnh viện nhưng đã tử vong. Các lực lượng của huyện Kbang đang nỗ lực tìm kiếm cô giáo Nguyễn Thị Yến dọc theo con suối từ nơi gặp nạn cho đến sông Ba, nhưng đến 17 giờ hôm nay vẫn chưa có kết quả./.
Công Bắc/VOV-Tây Nguyên
Read more…

Nam Trung bộ chìm trong nước lũ

04:04 |
Do ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới,nhiều tỉnh Nam Trung bộ đang mưa lớn, kẹt xe và ngập lụt nghiêm trọng tại nhiều nơi.
Quảng Ngãi: Lũ lên nhanh, thiệt hại nặng nề
Do ảnh hưởng bởi áp thấp, từ chiều ngày 14-15/11, trên địa bàn Quảng Ngãi đã có mưa to gây lũ lớn gây thiệt hại nặng nề.
Từ sáng sớm 15/11, mưa to đã gây sạt lở nhiều điểm trên đèo Violac, tuyến đường giao thông giữa tỉnh Kom Tum và Quảng Ngãi bị tắc nghẽn hoàn toàn do các khối đất đá. 
                                        Nhà dân bị sạt lở nghiêm trọng
Trên tuyến Quốc lộ 24 từ Thạch Trụ, Mộ Đức lên Ba Tơ có nhiều điểm bị ngập lụt. Có những nơi sâu hơn 1m, giao thông bị chia cắt hoàn toàn, cả người và xe không thể lưu thông được.
Để đảm bảo an toàn giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tiến hành chốt chặn không để cho người và phương tiện lưu thông trên các tuyến đường bị ngập lụt.
Tại xã Ba Vì, huyện Ba Tơ do mưa lớn đoạn đường bê tông xi măng từ thôn Giá Vực, đi qua cầu treo thôn Măng Đen, Nước Ui đã bị nước lũ cuốn trôi, cô lập hơn 290 hộ dân ở 2 thôn này.
Nhiều người dân bất chấp lũ dữ vượt suối để trở về nhà. Do lũ lớn nên nhiều nhà dân sống ven sông Re bị sạt lở nghiêm trọng.
Gia đình ông Lê Thận ở thôn Nước Xuyên xã Ba Vì, sống ở giữa 2 nhánh sông Re do nước lũ lớn quá nhanh ngôi nhà cũng bị cô lập, 2 ông cháu bị nước lũ vây quanh.
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Nhiều nhà dân bị cô lập trong nước lũ
Nhận được tin báo của người dân công an huyện Ba Tơ đã triển khai lực lượng bơi qua sông đưa 2 ông cháu thoát khỏi nơi lũ dữ.
Thôn Gọi Re, xã Ba Xa cũng là điểm bị sạt lở núi nghiêm trọng đe dọa 14 hộ dân, lực lượng công an huyện Ba Tơ đã vận chuyển đồ đạc và di dời các gia đình đến nơi an toàn.
Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Tơ vẫn còn mưa lớn, mực nước trên các sông sẽ tiếp tục dâng cao, lũ quét, lũ ống có thể sẽ diễn biến phức tạp, các cấp chính quyền và công an huyện Ba Tơ đã tập trung mọi lực lượng, phương tiện ứng phó với tình hình mưa lũ xảy ra.
Tại huyện Nghĩa Hành, nhiều nơi ngập sâu trong lũ gây chia cắt giao thông. Gần 1000 học sinh các cập phải nghỉ học trong ngày.
Sáng ngày 15/11, trên đường đến trường, em Vương Thị Thu Thuỷ, học sinh lớp 5 bất ngờ bị lốc xoáy cường độ mạnh đã cuốn phăng em rơi xuống cầu Dài.
Lúc này nước lũ đang tràn đã cuốn trôi và Thủy bị chết đuối sau đó.
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Nhiều tuyến đường bị chia cắt khi lũ tràn về
Ông Phan Thanh Trinh – Phó Chủ tịch UBND xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành cho biết: “Cơn lốc xoáy bất ngờ quật đến. Nhiều người đi trên đường ngã xe. Trong khi đó em Thuỷ, vừa đến thành cầu nên bị rơi xuống”.
Tại huyện Sơn Hà có trên 3.000 học sinh phải nghỉ học trong ngày 15/11 để đảm bảo an toàn.
Cho đến chiều 15/11, trên địa bàn Quảng Ngãi có hàng trăm điểm sạt lở, gây cô lập nhiều nơi. Các địa phương đang tập trung cứu hộ, di dời dân khỏi vùng trũng, ngập lụt.
Bình Định: Sạt lở, kẹt xe
Cầu 15 nằm trên QL19 thuộc địa bàn thôn Đồng Phó, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn hiện đang ngập sâu trong nước. Lực lượng CSGT đã phong tỏa hai bên đầu cầu, cấm tất cả các phương tiện qua lại.
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Lượng xe ách tắc 2 bên đầu cầu 15 kéo dài hàng km
Những người dân ở đây cho biết, từ đêm qua (14/11) đến trưa nay (15/11), trên địa bàn có mưa rất to, khiến nhiều đoạn đường trên đèo An Khê (Bình Định), cách cầu 15 khoảng 3km bị sạt lở nghiêm trọng.
Tại khu vực cầu 15 từ 11 giờ trưa 15/11 nước lên rất nhanh, vượt qua mặt cầu hơn 1m, hai bên đầu cầu là đoàn xe ách tắc kéo dài cả km.
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Phía bên kia cầu 15, các xe cũng xếp hàng dài
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Các phương tiên không thể di chuyển dưới trời mưa, phía trước là ngập lụt
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Nhiều xe chủ động quay lại tìm đường khác để đi
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Cảnh sát giúp 1 người đi xe máy qua khu ngập lụt
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Một người dân liều lĩnh thuê người khiêng xe máy qua cầu
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Đường QK 19 ngập gần 1m, các phương tiện khó di chuyển
Phú Yên; Bình Định; áp thấp 
Hình ảnh mưa ngập tại một điểm dân cư trên QL 19
Theo lực lượng CSGT đang túc trực tại đây, với lượng mưa như hiện nay tình trạng ngập lụt tại khu vực này ngày càng trầm trọng. Khả năng giải phóng các phương tiện, tránh ùn tắc là rất khó khăn…
Muốn vòng tránh, các xe phải quay ngược trở lại, đi qua đèo An Khê đang sạt lở, rẽ vào các đường nhánh, nhưng quãng đường sẽ rất xa, và khả năng những con đường này cũng đang ngập nặng.
Phú Yên: Người dân chạy lũ, học sinh nghỉ học
Ngày 15/11, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới trên địa bàn tỉnh Phú Yên mưa to trên diện rộng, nước sông lên nhanh, người dân ở vùng trũng hối hả chạy lũ, học sinh nghỉ học.
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Mưa to làm nước dâng cao ở nhiều nơi
Tại huyện Đồng Xuân, nước sông Kỳ Lộ (sông lớn thứ 2 ở Phú Yên sau sông Ba) dâng cao làm ngập cầu La Hai (Đồng Xuân) trên 1m, hàng trăm người qua lại phải đi vòng lên đường sắt.
Xe buýt và các loại xe tải nằm kẹt bên nay mố cầu.
Cũng do nước lũ lên nhanh cầu Suối Tía (xã Xuân Phước) ngập sâu trên 1m, hàng ngàn học sinh trường tiểu học xã Xuân Phước, Xuân Quang 3 nghỉ học.
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Tuyến đường Nguyễn Huệ, TP Tuy Hòa bị ngập sâu trong nước
Khu vực Cầu Chùa, xã Xuân Sơn Nam (Đồng Xuân), nước ngập sâu gần 1m. Người dân sống khu vực gần khu vực này hối hả cơi nới tủ bàn, vận chuyển các vật dụng ti vi, tủ lạnh chạy lũ vào Xóm Gò (Xuân Sơn Nam).
Tại TP Tuy Hòa, đường Lê Thành Phương (phường 8), đường Nguyễn Huệ (phường 2) bị ngập sâu trong nước. Còn tại huyện Tuy An, đoạn cầu Cây Cam từ xã An Định đi xã An Nghiệp (Tuy An) nước ngập sâu trên 0,5m.
Riêng tuyến đường từ ĐT 641 đi qua thôn Định Trung 2 (xã An Định), nước lũ ngập sâu gần 1m.
Phú Yên; Bình Định; áp thấp
Nước sông Kỳ Lộ dâng cao làm ngập cầu La Hai
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, tổng lượng mưa phổ biến tính đến 7 giờ ngày 15/11 tại Phú Yên dao động từ 120 – 170mm. Lũ trên sông Ba, Kỳ Lộ và Bánh Lái dâng ở mức BĐ1, BĐ2, trên BĐ2; thủy điện Sông Ba Hạ đang xả lũ với lưu lượng 900m3/s và dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, ông Phạm Đình Cự đã phát đi công điện khẩn, cấm tàu thuyền hoạt động từ ngày 15 cho đến khi mưa lũ đi qua, triển khai các phương án phòng chống, sẵn sàng di dời dân đến nơi an toàn.
Trâm Trân - Việt Hùng- Khả Di

Read more…

Hot